VÔ SINH, HIẾM MUỘN
TỔNG QUAN
Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân.
Hiếm muộn chia ra làm hai loại sau:
- Hiếm muộn nguyên phát chỉ một cặp vợ chồng chưa có thai lần nào.
- Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn sinh con nhưng không thể có thai được.
TRIỆU CHỨNG
Những dấu hiệu chủ yếu của hiếm muộn ở nữ giới:
- Tiết dịch ở ngực: Nếu phụ nữ không ở trong thời kỳ cho con bú mà ngực tự bài tiết hoặc sau khi nắn ép có dịch sữa chảy ra, trong nhiều trường hợp có khả năng chức năng não không kiện toàn, chất sữa tiết ra lưu lại hoặc do chức năng tuyến giáp thấp, chức năng thận suy thoái mãn tính… Tình trạng này cũng có thể do uống thuốc tránh thai và thuốc giảm huyết áp gây ra, dịch sữa thường tan chảy và tắc, gây ra vô sinh.
- Viêm âm đạo: Một số bệnh về viêm âm đạo làm cho âm đạo bài tiết quá nhiều chất thải, chèn ép làm cho đau bụng.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, kinh nguyệt kéo dài; ngoài ra còn có tắc kinh, đau bụng kinh, âm đạo xuất huyết không theo quy luật… là một trong những dấu hiệu điển hình nhất mà bạn cần phải chú ý bởi nó có thể bắt đầu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm như u tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hay lạc nội mạc tử cung... đồng thời tác động xấu tới các cơ quan tái sản xuất của cơ thể, dẫn tới chứng vô sinh – hiếm muộn.Trước và sau giai đoạn kinh nguyệt có triệu chứng sưng ngực, cương ngực, đi ngoài, đau đầu, mặt trắng nhợt, sốt, phát ban, phù nề, mụn trứng cá trên mặt, trầm cảm hoặc dễ cáu kỉnh và một loạt các triệu chứng khác. Thường do rối loạn nội tiết làm cho chức năng hoàng thể không kiện toàn gây ra, cũng thường dẫn đến vô sinh.
- Chỉ số BMI không ổn định: Đôi khi, việc bạn quá gầy hoặc quá béo sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của bạn. Điều này được lý giải là phụ nữ 'thiếu cân' thường không đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi trong suốt quá trình mang thai; còn với những người 'thừa cân', ngay trong cơ thể họ đã diễn ra sự mất cân bằng đáng kể về số lượng hormon, gây nên hiện tượng thiếu estrogen để sản sinh ra những quả trứng 'tốt' phục vụ sinh sản.
- Sảy thai: Nếu thai nhi của bạn bị sảy khi chưa đầy 140 ngày kể từ thời điểm thụ thai, gọi là hiện tượng sảy thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gần 30% phụ nữ từng bị sảy thai hoặc sảy thai liên tiếp 3 lần có khả năng bị vô sinh – hiếm muộn.
- Các dấu hiệu khác: Chẳng hạn như mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, chứng hẹp cổ tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục… cũng giúp bạn nhận biết mình có thể mắc chứng vô sinh – hiếm muộn hay không.
- Thêm vào đó, các nhân tố khác như vấn đề nội tiết tố; hành vi bất thường của từng cá nhân khi quan hệ tình dục; sang chấn tinh thần, lãnh cảm; suy dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng thực phẩm không có lợi cho sức khỏe; hút thuốc, uống rượu nhiều hay tình trạng sức khỏe hiện tại chính là những dấu hiệu gián tiếp ảnh hưởng tới việc mang thai của bạn.
Dấu hiệu nhận biết hiếm muộn ở nam giới
- Dấu hiệu tại bộ phận sinh dụcGiống như chị em phụ nữ, thông thường, vô sinh - hiếm muộn ở 'cánh mày râu' cũng xuất phát từ những dấu hiệu tại bộ phận sinh dục mà tiêu biểu là tinh trùng bên trong và dương vật bên ngoài. Những dấu hiệu ấy có thể trực tiếp báo hiệu chứng bệnh này hoặc dẫn đến nhiều bệnh khác gây nên vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Cụ thể là:
- Có tổn thương nhưng không đau ở thân hay đầu dương vật: Đây rất dễ là những u sùi, giang mai hay một hình thái của ung thư.
- Sưng đau ở bìu: Có thể do viêm mào tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn.
- Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.
- Đi tiểu có cảm giác nóng rát: triệu chứng viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.
- Toàn bộ quy đầu đau và sưng: Có thể do nhiễm khuẩn quy đầu.
- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: khả năng bị viêm tiền liệt tuyến, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh.
- Khi giao hợp có cảm giác đau: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn...), viêm tuyến tiền liệt hay nhiễm khuẩn.
- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng.
- Đau nhẹ quanh tinh hoàn: dễ mắc viêm mào tinh hoàn thể nhẹ.
- Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.
- Bìu sưng to và mềm ở một hay cả hai bên: có thể do giãn tĩnh mạch ở bìu.
- Bìu to tròn, căng như quả bóng, có nước ở tinh mạc: nếu có một nang nhỏ thì có thể là do viêm mào tinh hoàn.
- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và càng to hơn khi hoạt động, khi nâng vác vật nặng hay khi ho: có thể là thoát vị bẹn, do có một quai ruột chui vào bìu.
- Không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng.
- Bị bất lực, suy tuyến sinh dục nam (là trường hợp tinh hoàn không phát triển bình thường), xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
- Do yếu tố di truyền làm suy yếu khả năng sản xuất tinh dịch như hội chứng Down.
- Tinh hoàn xoắn (là trường hợp máu cung cấp cho tinh hoàn bị chặn lại) hay tinh hoàn không nằm đúng vị trí (là trường hợp tinh hoàn không nằm trong bìu).
- Nguyên nhân tâm lý có thể gây nên các vấn đề về cương dương và xuất tinh.
Tất cả những dấu hiệu trên đều dễ biến thành nguy cơ khiến nam giới mắc chứng vô sinh - hiếm muộn.
- Quan sát tinh dịch
- Tinh dịch bình thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng. Nếu tinh dịch xuất hiện màu hồng, đỏ là tinh dịch có máu.
- Lượng tinh dịch bình thường là 2-6ml, hơn 7ml là quá nhiều, không chỉ làm cho mật độ tinh trùng giảm thấp mà còn dễ 'trôi' ra ngoài, số lượng tinh trùng khi tiếp cận trứng bị giảm đi. Nếu tổng số tinh dịch ít hơn 2ml thì được xem là tinh dịch ít. Tinh dịch dưới 1ml thì được xem là quá ít, rất dễ dẫn đến vô sinh.
- Thông thường sau khi xuất tinh, khoảng 15 - 30 phút sau tinh dịch sẽ biến thành chất lỏng, nếu vượt quá 30 phút vẫn không thay đổi hình dạng, trên lâm sàng gọi là tinh dịch không dịch hóa, cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
- Dấu hiệu tại các bộ phận khác trên cơ thểMột 'kênh' dấu hiệu không thể thiếu cho bạn biết mình có thể bị vô sinh, hiếm muộn chính là những biểu hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể bạn, chẳng hạn như thường xuyên rụng tóc; béo bụng và vùng quanh bụng; tăng cân nhanh; da khô và nhăn nheo; suy giảm sinh lực ở các mức độ riêng biệt (nhất là thiếu ham muốn và sức sống trong 'chuyện ấy'); stress trầm trọng, tinh thần khủng hoảng hay luôn có cảm giác lo lắng không yên; gặp các vấn đề về cương cứng của dương vật; ra nhiều mồ hôi và xuất hiện nhiều nốt đỏ nóng ran; chuyển động thiếu linh hoạt…
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác nữa cũng báo hiệu chứng vô sinh, hiếm muộn, đó là trường hợp bạn đang mắc bệnh gan, bệnh thận, thiếu tế bào máu hình liềm, các bệnh ở cơ quan sinh dục (như giang mai, lậu, sùi mào gà hay mụn giộp…), nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản như viêm tuyến tiền liệt hay viêm mào tinh hoàn, các bệnh truyền nhiễm, bệnh quai bị, bệnh do ảnh hưởng của môi trường và hoàn cảnh sinh sống…
Nếu có dấu hiệu bất ổn, bạn hãy đi khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín! Đừng vội đổ lỗi cho nhau, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình bạn nhé!
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân thường gặp do chồng
- Chất lượng hoặc số lượng tinh trùng kém: Do việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, do viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng, do giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hormone.
- Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế: Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn: Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục.
- Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật mà bị lệch, thông ra ngoài ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng xuất ra khó đi vào lỗ cổ tử cung.
Nguyên nhân thường gặp do vợ
- Ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc: Do viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung nên trứng và tinh trùng không gặp được nhau.
- Khối u buồng trứng
- Rối loạn hormone khiến người nữ không rụng trứng thường xuyên.
- Niêm mạc tử cung không tăng trưởng và đào thải theo đúng quy luật thông thường.
- Tử cung có hình dạng bất thường, có u xơ.
- Chất dịch cổ tử cung hoặc độ axít âm đạo bất thường, cản trở tinh trùng từ âm đạo đi vào cổ tử cung.
- Hệ miễn dịch người phụ nữ tạo ra các kháng thể để diệt tinh trùng theo cơ chế đào thải vật lạ.
Các vấn đề trên nhìn chung không phân biệt người khỏe, người yếu, người béo, người gầy. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe chung, chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số người. Các chất độc hại, đặc biệt là thuốc lá, rượu, ma túy, hóa chất... có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì chúng làm yếu tinh trùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
Việc mắc bệnh lây qua đường tình dục làm tăng khả năng vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Ngoài ra, phụ nữ lập gia đình muộn khi gần 40 tuổi thường khó có thai hơn, vì khả năng sinh sản đã giảm đi so với thời trẻ.
Khả năng có thai của một cặp vợ chồng khỏe mạnh, dưới 30 tuổi và quan hệ tình dục thường xuyên khoảng 2-3 lần/tuần là 20-25% mỗi tháng. Phần lớn các cặp vợ chồng sẽ có thai trong vòng 1 năm đầu khi không sử dụng biện pháp ngừa thai.
PHÒNG NGỪA
Phòng hiếm muộn ở nam
- Ở nam giới, có một số bệnh thường dẫn đến biến chứng vô sinh như: Bệnh viêm tuyến tiền liệt, bệnh quai bị… Vì vậy, để phòng tránh các biến chứng từ các bệnh này thì cần phải tiêm vắc xin phòng dịch, duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các căn bệnh truyền nhiễm có hại đến khả năng sinh sản. Nếu mắc bệnh thì phải chú ý tuân theo các chỉ dẫn của bác sỹ, tránh để bệnh dẫn đến biến chứng, trường hợp không may đã xảy ra biến chứng thì phải kịp thời đến bệnh viện để khám và điều trị.
- Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thực hiện an toàn tình dục để tránh các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Thường xuyên kiểm tra tổng quát để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Theo dõi kỹ bệnh tiểu đường hay sự giảm hoạt động của tuyến giáp (là một tuyến nội tiết quan trọng điều hoà nhiều chuyển hoá của cơ thể).
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống hợp líĂn uống hợp lý và có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tăng cường 'nam tính' cho đàn ông: Bổ sung kẽm, đồng… là các yếu tố vô cùng cần thiết để tăng nồng độ testosterone trong cơ thể, bổ sung cả chất và lượng cho tinh trùng. Ngoài ra, các loại vitamin (C, E…) giúp ngăn chặn tình trạng đóng cục tinh trùng, đảm bảo sức khỏe cho các tinh binh.
Để tăng cường chất và lượng cho các 'tinh binh', bạn có thể bổ sung vào bữa ăn của mình các món ăn sau: Các món ăn chế biến từ sò, ốc, cá, thịt, ngũ cốc… Đồng thời, có chế độ ăn cung cấp đủ lượng axít folic có trong gan động vật, men bia, các loại rau lá xanh (bông cải xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa) và các chế phẩm của sữa như sữa chua, chè… Đặc biệt, bạn nên uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
- Tránh sử dụng các chất kích thíchBạn không nên chủ quan với các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng như: Thuốc lá, rượu, ma tuý... Thuốc lá làm suy giảm lượng tinh trùng. Rượu gây suy yếu tinh trùng, giảm cường độ của phản xạ xuất tinh, làm cho tinh trùng không thể đi sâu vào âm đạo, khó có khả năng thụ thai. Thêm nữa, nam giới sử dụng các chất kích thích này nhiều làm tăng tỉ lệ sảy thai ở các bà mẹ. Vì thế, nếu không muốn gặp phải nguy cơ vô sinh thì bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích đó.
- Đảm bảo môi trường sinh hoạt trong lànhCần tránh những môi trường độc hại: Thuốc trừ sâu, hóa chất, môi trường có nhiều sóng điện tử… làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Những người làm việc ở môi trường có độ cao, nhiều chất độc hại như hầm lò, X-quang… hay thường xuyên tiếp xúc với sóng ăng ten, điện thoại di động… thì cần phải nghiêm túc thực hiện thao tác làm việc theo chế độ bảo hộ lao động, nên thường xuyên khám sức khoẻ sinh sản và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho bản thân.
- Giữ mát cơ quan sinh dụcTinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao, số lượng tinh trùng khỏe mạnh càng giảm. Vì vậy, bạn không nên đi xe trong thời gian quá lâu; không tắm và ngâm mình trong dòng nước quá nóng; không mặc quần sịp, quần bò bó sát, tránh ngồi lâu một chỗ…
Thậm chí, phòng ngủ của bạn cũng không nên quá kín gió, nóng bức và tốt nhất là thường xuyên mở máy lạnh, duy trì nhiệt độ mát mẻ. Khi chọn quần, bạn nên chọn loại vải thoáng mát như vải cotton, đặc biệt là quần lót nam giới. Quần áo mới lấy ở hiệu giặt là về không nên mặc ngay, vì bột giặt ngâm quần áo sẽ ảnh hưởng đến chức năng tình dục của nam giới. Ngoài ra, bạn cũng cần bảo vệ tinh hoàn của mình khi tham gia các hoạt động thể thao.
- Đối với chuyện chăn gối
- Tích lũy tinh trùng: Người chồng cần tinh trùng cho ngày người phụ nữ rụng trứng. Tích lũy tinh trùng càng nhiều thì khả năng thụ thai càng lớn. Cụ thể, bạn có thể ngừng quan hệ tình dục trong vài ngày trước ngày người vợ rụng trứng.
- Tung quân đúng lúc": Trong giai đoạn rụng trứng, tăng cường mật độ quan hệ tình dục, ít nhất 1 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày. Nếu bạn không theo dõi được ngày rụng trứng thì hãy quan hệ ít nhất 1 lần/ngày, liên tục từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 20 (tính từ ngày đầu tiên thấy kinh).Bạn cần lưu ý là: Tinh trùng chỉ sống được 3 ngày trong cơ thể người phụ nữ. Mật độ quan hệ dày như vậy sẽ giúp nâng cao cơ hội tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh.
- Yếu tố tâm lý trong đời sống vợ chồng cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyện hiếm muộn. Vợ chồng nên tránh những xung đột ảnh hưởng đến tinh thần và chuyện chăn gối. Khi có khó khăn trong đời sống, cả hai vợ chồng cùng bàn bạc để tìm hướng giải quyết, đặc biệt là các vấn đề về xuất tinh sớm, liệt dương.
Phòng hiếm muộn ở nữ
Để phòng ngừa vô sinh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Quan hệ tình dục lành mạnh: Luôn sử dụng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa. Tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
- Tránh nạo, hút thai nhiều lần: Việc nạo hút thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng nhiều tới tử cung, buồng trứng, gây nguy cơ vô sinh cao.
- Tránh stress thường xuyên: Thường xuyên bị stress chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của bộ não và tuyến yên, làm cho hormone sinh dục giảm xuống, khả năng thụ thai khó hơn rất nhiều.
- Kiểm tra, thăm khám định kỳ: Bạn nên thăm khám, kiểm tra định kỳ sức khỏe sinh sản để phát hiện sớm những bệnh dễ gây vô sinh như tắc vòi trứng, viêm nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm tử cung...
- Tránh các thói quen có hại: Các thói quen như uống rượu, hút thuốc, thụt rửa âm đạo liên tục... đều có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng và dễ gây mãn kinh sớm.
- Bổ sung vitamin: Hãy bổ sung các loại vitamin cần thiết để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là vitamin E có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của buồng trứng để tăng khả năng sinh sản của bạn.
- Duy trì trọng lượng bình thường. Phụ nữ thừa cân và thiếu cân gia tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng. Nếu muốn giảm cân, cần tập thể dục vừa phải. Vất vả, tập thể dục với cường độ cao hơn 7 giờ / tuần sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng rụng trứng.
- Nếu thấy có bất kì biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị cho nam giới
- Trước khi tiến hành điều trị cần làm các xét nghiệm cần thiết:
- Phân tích tinh trùng: Hay còn gọi là đếm tinh trùng, một phương pháp kỹ thuật nghiên cứu tinh trùng của nam giới. Tinh trùng được lấy bằng cách thủ dâm, sau đó xuất tinh vào lọ chứa sạch, gửi tới phòng khám của bác sỹ hoặc phòng xét nghiệm trong 1-2 giờ để xét nghiệm. Người ta sẽ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng như số lượng/ml, sự chuyển động, hình thái; lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh và sự đặc lỏng của tinh dịch. Việc này được thử vài lần trước khi đưa đến kết luận.
- Xét nghiệm sau giao hợp: Còn gọi là xét nghiệm Huhner hay PK, là kiểm tra tinh dịch, nhầy tử cung và cách hai người tiếp xúc với nhau. Điều đó được thực hiện vài giờ sau khi vợ chồng giao hợp, thời điểm phụ nữ có khả năng thụ thai. Thực hiện khám vùng tiểu khung và các dịch nhầy ở cổ tử cung và tinh dịch khi phóng tinh. Xét nghiệm đếm tinh trùng, sự chuyển động và sự hiện diện của tinh trùng đang xâm nhập vào dịch nhầy tử cung trên đường đi đến tử cung. Phản ứng của hệ miễn dịch có thể cũng được xem xét.
- Điều trị:
- Điều trị bằng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục.
- Sử dụng thuốc hoặc làm theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lí sức khỏe sinh sản có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản trong các trường hợp rối loạn chức năng cương cứng hoặc xuất tinh sớm.
- Các liệu pháp bổ sung hormone.
- Phẫu thuật trong các trường hợp tắc ống dẫn tinh, tắc ống mào tinh, giãn tĩnh mạch tinh...
- Thụ tinh nhân tạo: Áp dụng cho trường hợp người chồng có khả năng sinh sản nhưng gặp vấn đề rắc rối như xuất tinh sớm hoặc lượng tinh dịch ít, có thể giải quyết bằng thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng.
Điều trị cho nữ giới
- Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là phương pháp điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa các trường hợp vô sinh nữ.
- Rủi ro: Không.
- Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có đau nhức.
- Tỷ lệ thành công: Hơn 70% với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn.
- Dùng thuốcLà hình thức điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích quá trình rụng trứng.
- Rủi ro: Có thể mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation.
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, đầy hơi, bốc hoả, khô âm đạo, phát ban.
- Tỷ lệ thành công: Từ 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.
- Phẫu thuậtPhương pháp điều trị này giúp sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang và tăng trưởng tế bào bất thường khác.
- Rủi ro: Phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó.
- Tác dụng phụ: Đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu sau phẫu thuật.
- Tỷ lệ thành công: Khác nhau rất nhiều, từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật.
- Thụ tinh nhân tạoĐây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.
- Rủi ro: Nhiều thai, nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng.
- Tác dụng phụ: Tiểu giắt, chuột rút và đau, chảy máu âm đạo hoặc các tác dụng phụ khác.
- Tỷ lệ thành công: Khác nhau, từ 5 đến 25%.
- Thụ tinh trong ống nghiệmĐây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.
- Tác dụng phụ: Chuột rút, đau, thay đổi tâm trạng.
- Tỷ lệ thành công: Từ 28 đến 75%.
- PHƯƠNG PHÁP MỚI:
-
Xem chi tiết tại:
Rủi ro: Mang đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng tăng kích thích, dị tật bẩm sinh (cần nghiên cứu thêm về vấn đề này), phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét